Để điều trị tiểu đường và giảm đường huyết an toàn thì ngoài việc dùng thuốc người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng đường huyết bản thân bằng chế độ ăn khoa học, từ việc chọn đồ ăn cho tới cách ăn đều có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu.
Dưới đây là chế độ ăn thích hợp giúp bạn giảm đường huyết an toàn cho người bệnh mà bạn nên tìm hiểu.
1. Điều chỉnh khoảng cách ăn giữa mỗi bữa
Một trong những chú ý đầu tiên khi điều chỉnh thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường là cần điều chỉnh khoảng cách ăn phù hợp giữa mỗi bữa để đảm bảo bữa ăn hoàn hảo nhất.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia y học cũng cho biết khoảng cách ăn thích hợp nhất giữa mỗi lần ăn nên dao động từ 3 tới 5 tiếng là phù hợp.
Việc ăn uống đầy đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn nhiều vào bữa ăn sáng là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe những bệnh nhân tiểu đường nên có thêm những bữa ăn phụ xen kẽ chung với những bữa ăn chính, đảm bảo khoảng cách giữa mỗi bữa ăn cách nhau chừng 3 tới 5 tiếng là thích hợp nhất.
Với chu kỳ ăn uống khoa học này bạn nên lập lại mỗi ngày, điều này sẽ giúp lượng đường huyết trong cơ thể đảm bảo hơn, không tăng cao và không hạ thấp.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột chậm hấp thu và chất xơ
Để kiểm soát đường huyết bạn cũng cần chú ý nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng tinh bột chậm hấp thu cùng với chất xơ để đảm bảo sức khỏe, những thực phẩm như rau xanh, các loại đậu cùng ngũ cốc nguyên cám để đảm bảo sức khỏe.
Chú ý không nên ăn nhiều các loại đường mía, kẹo ngọt, mật ong và kẹo, đường sữa để bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra bạn có thể dùng thêm một vài thực phẩm giàu chất xơ, nhất là những chất xơ hòa tan như đậu lăng, quả mâm xôi, cà rốt, quả bơ, hạnh nhân, rau đay, khoai lang, đậu bắp…… giúp cơ thể có thể hấp thu chất béo cùng với đường tốt hơn.
3. Tiêu thụ các chất béo lành mạnh
Việc tiêu thụ những chất béo lành mạnh có trong cá biển, dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt có thể giúp làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào trong máu của bệnh nhân tiểu đường.
Lượng protein có trong thực phẩm như trứng, thịt nạc bỏ da hay protein từ đậu hoặc chế phẩm từ đậu nành đều có công dụng này, là thực phẩm cực tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.
4. Bệnh nhân tiểu đường hạn chế uống rượu
Việc uống rượu cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, có công dụng khá lớn tới đường huyết trong cơ thể.
Nói như vậy không có nghĩa bệnh nhân tiểu đường đều phải kiêng rượu bia hay những đồ uống có cồn khác, bởi vì nếu mỗi ngày bạn uống 1 ly rượu vang đỏ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe thì lượng rượu uống mỗi ngày bạn cũng cần kiểm soát cẩn thận, tốt nhất không nên uống quá 2 ly rượu một ngày với nam giới và quá 1 ly rượu 1 ngày với nữ giới liên tục trong 5 ngày trong tuần, tuyệt đối không uống rượu khi đói để tránh làm hạ đường huyết của cơ thể.