Tình trạng tăng đường huyết là tình trạng tương đối phổ biến và thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt khi đường huyết tăng biến động chủ yếu là từ trước khi ăn cho tới sau khi ăn, vì vậy người bệnh tiểu đường để phòng ngừa tăng đường huyết cần đảm bảo điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng cho bản thân sao cho thích hợp nhất.
1. Thế nào là tình trạng tăng đường huyết
Tình trạng tăng đường huyết là tình trạng bên trong máu có hàm lượng glucose quá nhiều, lúc này đường trong máu dư thừa và được phán ánh trực tiếp ở các mô trong cơ thể của bạn.
Theo như tổ chức y tế thế giới cho biết, khi cơ thể đói thường có lượng đường huyết >= 1,26g/l (7mmol/l) , đây chính mức đường huyết thường thấy khi bị tăng đường huyết.
Trong trường hợp khi bạn thử đo đường huyết vào bất cứ một thời điểm nào khác của cơ thể mà lượng đường huyết cũng là >= 2g/l (11mmol/l) đo sau khi ăn cũng phản ánh đường huyết cơ thể đang tăng.
2. Những lý do làm tăng đường huyết
Trong cơ thể bạn tuyến tụy chính là nơi giúp điều chỉnh và làm ổn định lượng đường huyết cơ thể sao cho thích hợp, tuyến tụy thông qua nội tiết tố có thể sản xuất ra insulin cho cơ thể.
Chính vì vậy khi insulin trong cơ thể không thể bài tiết đủ và kịp thời có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao hơn nhiều so với mức bình thường, tình trạng tăng đường huyết này sẽ liên tục kéo dài cho tới khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra sự khác biệt giữa bệnh nhân tiểu đường cùng những người bình thường chính là thời gian khiến lượng đường trong máu sau bữa ăn quay về trị số sinh học kéo dài và lâu hơn nhiều so với người bình thường, quãng thời gian này nếu càng kéo lâu càng chứng tỏ tình trạng bệnh của bạn càng nặng hơn.
3. Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Ngoài việc chú ý điều chỉnh tình trạng bệnh khi tăng đường huyết thì bệnh nhân cũng cần tìm hiểu thêm một vài dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, từ đó có giải pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.
Ngoài việc thường xuyên đo đường huyết để kiểm soát mức đường huyết cá nhân bạn cũng có thể cân nhắc thêm, nếu như đường huyết cơ thể cao tới trên 15mmol/l kèm theo những triệu chứng đi tiểu nhiều, thường xuyên khát nước, đi lại đau chân, run chân tay, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn hoặc đau bụng thì rất có thể đây chính là biểu hiện của bệnh tiểu đường mà bạn cần chú ý.
Ngoài những biểu hiện trên bệnh tiểu đường còn một vài biểu hiện khác bạn có thể gặp phải như hôn mê, sốt kéo dài, thường xuyên bị loét chân, tê chân tay, tiểu ít, khó thở, đau ngực, mờ mắt, liệt, ho kéo dài cũng đều cần chú ý quan tâm.
Trong trường hợp tình trạng tăng đường huyết của bệnh nhân tiểu đường diễn ra nghiêm trọng như hôn mê sâu, đau ngực, mờ mắt, đau thắt cơ tim cùng những biểu hiện nguy hiểm khác bạn cần lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được khám chữa và điều trị kịp thời nhất.